https://sinhvienluat.vn/ http://benhvienngason.com/ ngathang.gov.vn http://health-guru.org/

2017年06月

Loài sói không có được sức mạnh vô song, nhưng loài sói chính là những sát thủ thực sự của rừng xanh. Điều đặc biệt hơn cả là chúng tồn tại ở phạm vi rộng hơn và đông hơn những loài ăn thịt khác như hổ, báo, sư tử rất nhiều.

Sói đã làm thế nào để tồn tại và phát triển mạnh mẽ như vậy?

Qui tắc số 1: Tính đoàn kết và tổ chức chặt chẽ là số 1.

Sói hoạt động theo bầy đàn, được tổ chức chặt chẽ. Con đầu đàn là thủ lĩnh tổ chức mọi cuộc đi săn và hoạt động tổ chức. Sói cái được giao nhiệm vụ chăm sóc và huấn luyện sói nhỏ trước khi trở thành các chiến binh. Tất cả sói trưởng thành có nhiệm vụ bảo vệ và tham gia các cuộc săn mồi theo chỉ đạo của Sói đầu đàn.

Mặc dù không có tốc độ của báo, sức mạnh của hổ nhưng sói có thể săn được những loài to hơn, mạnh mẽ hơn nhờ sự đoàn kết và kỉ luật trong cuộc chiến sinh tồn. SÓI ĐẦU ĐÀN khai thác tối đa khả năng phối hợp tinh nhuệ của từng cá thể trong tập thể đoàn kết.

Qui tắc số 2: Giữ chắc mục tiêu và luôn trả giá thấp nhất.

Trong quá trình săn mồi, sói có 1 bản năng được lưu truyền đời đời, đó là giữ chắc mục tiêu của minh, không phân tán tinh thần khi đứng trước nhiều con mồi. Nếu sói không vững vàng, muốn nuốt trọn tất cả con mồi thì chúng sẽ nhanh chóng tiêu hao nhiều sức lực, cuối cùng ko được gì cả. Chú tâm tạo ra sức mạnh đột phá, và làm gia tăng tỉ lệ thành công.

Khi săn mồi, sói tập trung vào 1 con mồi duy nhất và thường chọn những con già yếu, còn nhỏ hoặc có điểm yếu rõ rệt. Mục tiêu của chúng rất đơn giản “Đổi được nhiều thức ăn nhất bằng cái giá nhỏ nhất phải trả”.
---------------------------------------------
Thiên nhiên hoang dã càng tàn khốc, con người săn bắn càng dữ dội thì càng làm cho loài sói thích ứng mạnh hơn, tổ chức chặt chẽ hơn để sinh tồn.
Điều này cũng giống với doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh khốc liệt ngày nay vậy. Không thích ứng kịp thì việc bị tiêu diệt chỉ là vấn đề thời gian.
---------------------------------------------
Là CEO, bạn đã xây dựng tổ chức của mình thành cỗ máy? Các nhân viên đã làm việc nhịp nhàng hướng tới mục tiêu của SÓI ĐẦU ĐÀN với hiệu quả cao nhất?.
Bạn đã làm được như SÓI ĐẦU ĐÀN trong cuộc chiến sinh tồn này?
---------------------------------------------
Để làm được như vậy, bạn cần có mục tiêu chi tiết, giao nhiệm vụ cho các chiến binh của bạn rõ ràng bằng MÔ TẢ CÔNG VIỆC tới từng vị trí, thúc đẩy và kiểm soát hiệu quả bằng hệ thống KPI. Khi đó, THÀNH CÔNG trong tay bạn, chỉ còn vấn đề bạn có muốn thay đổi hay không mà thôi.
--------------------------------------------

Link bài viết: 
SINH TỒN CỦA LOÀI SÓI VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP

Một anh #sales oán trách với bạn anh ta rằng : “Thật là bất công khi mọi việc đều là chúng tôi làm, nhưng Giám Sát lại được khen ngợi và Giám Đốc là người lãnh phần thưởng”

Bạn anh ta cười và nói rằng : “Hãy nhìn đồng hồ trên tay anh xem, rõ ràng kim giây mới chạy nhiều nhất, nhưng khi xem giờ anh cũng chỉ chú ý xem mấy giờ và bao nhiêu phút, mà anh cũng chẳng liếc mắt đến kim giây một lần”

Quy luật của cuộc sống là như thế, nếu anh cảm thấy không công bằng thì phải ra sức cố gắng để là người về trước. Có oán than, trách móc cũng vô dụng mà thôi.

Chính thái độ của chúng ta khi bắt đầu một việc khó, sẽ ảnh hưởng lên kết quả thành công nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Đời sales tưởng chừng rất nghiệt ngã vì bạn ít có sự chọn lựa :

1/ VẤT VẢ hoặc NHỤC NHÃ
2/ TIẾN hoặc BIẾN

Khi bạn có ít lựa chọn thì dễ quyết định. Lựa chọn rồi thì phải kiên định! Làm sales thì đơn giản thôi, không cần phải suy nghĩ nhiều. Chỉ cần nhớ vài ý đại khái thế này (cảm ngộ cá nhân) :

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách đi bán hàng, bạn sẽ cảm được thị trường để dễ ra quyết định.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách nạp thêm kiến thức mới (đọc sách, thu thập tin tức, quan sát xung quanh) để làm phong phú câu chuyện bán hàng.

> Rèn luyện mỗi ngày bằng cách gặp gỡ khách hàng để xây dựng mối quan hệ, gặp gỡ những người bạn mới để có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

> Rèn luyện mỗi ngày để thạo việc bán hàng, vì nếu bạn đứng yên tại chỗ bạn sẽ bị đào thải.

Đại khái là thế, làm sales thì đơn giản hơn làm chồng. Làm chồng phải rèn một thứ : yêu vợ. Và chứng minh điều đó gần đạt đến độ hoàn hảo. Thế nào cũng sẽ hạnh phúc!

Chúc mọi người tuần mới thành công!
Tèo Tiếp Thị

Link bài viết: Ít LỰA CHỌN thì dễ QUYẾT ĐỊNH

Bạn đang kinh doanh một quán cafe, quán ăn dù nhỏ hay lớn, có lẽ bạn sẽ gặp không ít khó khăn với việc quản lý nhân viên phải không? Như là tình trạng nhân viên nghỉ việc thường xuyên, nghỉ việc đột xuất, nhân viên không nhiệt tình…

Vậy giải pháp nào để quản lý nhân viên quán cafe cho hiệu quả?

Với kinh nghiệm từ khâu setup ban đầu, quản lý quán cafe lớn tại TP Bà Rịa, tôi chia sẻ một số kinh nghiệm “thực dụng - thực chiến” để quản lý nhân viên quán cà phê một hiệu quả, giúp người chủ/quản lý giảm tình trạng bị động về nhân sự.

Đầu tiên bạn cần có nhận thức sau: Nhân sự ở lĩnh vực kinh doanh quán cà phê có đặc điểm chung là chỉ xem đây là công việc tạm thời, đó là tâm lý chung dù quán cafe có bài bản, chính sách nhân sự quy củ thế nào đi nữa (ở đây tôi không bàn đến những chuỗi cafe ngoại). (Bạn hãy thử tìm hiểu lý do có tâm lý này và chia sẻ với mọi người ở mục bình luận nhé).

Từ nhận thức đó, mà chúng ta sẽ tìm ra phương pháp quản lý nhân viên quán cà phê sao cho hiệu quả và dưới đây là một số phương pháp tôi đã ứng dụng vào thực tiễn đem lại kết quả rất tốt.

Thứ nhất, hãy dùng việc chi trả tiền lương làm công cụ để đảm bảo rằng nhân viên không nghỉ việc đột xuất. Cách làm khá đơn giản, hãy giữ ít nhất 5 ngày lương của nhân viên để “phòng bị” cho mức phạt khi nhân viên nghỉ đột xuất. Tôi ví dụ: tôi chi trả lương làm 2 kỳ trong tháng, kỳ đầu tiên trả vào ngày 21 của tháng, tôi chỉ tạm ứng tiền lương chỉ đến ngày 15, kỳ thứ hai tôi thanh toán hết lương của tháng vào ngày 6, tức quán vẫn giữ của nhân viên tối thiểu 5 ngày làm việc. Tôi đưa vào quy định về việc xin nghỉ rất rõ ràng “nếu nghỉ việc mà không thông báo xem như số tiền 5 ngày được giữ lại sẽ đưa vào phạt”. Khi áp dụng phương pháp này, tôi đảm bảo sẽ giảm hẳn tình trạng nhân viên sau khi nhận tiền lương nghỉ đột xuất mà “không ngày quay trở lại” đấy nhé.

Thứ hai, hãy tìm phương pháp chi trả lương công bằng nhất, chính xác nhất. Ví dụ, quán cà phê nhà tôi trả lương nhân theo giờ làm việc (ví dụ 15.000 đồng/giờ với nhân viên phục vụ), tôi đã áp dụng ngay máy chấm công bằng dấu vân tay, việc vào ca - ra ca được quẹt vân tay, phần mềm chấm công vô cùng công bằng chính xác, không có cảm xúc, vì nó là máy mà. Quán của tôi có thời điểm có hơn 30 nhân viên làm việc cho nhiều ca như từ 6h – 10h, từ 10h – 14h, từ 14h – 18h và từ 18h – 22h thế mà việc chấm công chính xác tuyệt đối, công bằng vô cùng. Đặc biệt, việc tính lương cho 30 con người ấy chỉ mất khoảng 2 giờ làm việc. Và hơn nữa, với chiếc máy chấm công, nhân viên sẽ tự động ý thức đúng giờ giấc vì tôi có quy định “nếu đi trễ 1 phút sẽ bị phạt 5.000 đồng nếu không có lý do chính đáng”. Đó cũng là một phương pháp để tạo tính chuyên nghiệp cho quán. Và hơn nữa, nếu nhân viên làm thêm giờ, dù chỉ là 5 phút hay 45 phút đều được máy chấm công ghi nhận và cuối tháng đều được tính toán chi tiết. Tôi chưa bao giờ mâu thuẫn với nhân viên vì tính giờ sai, thật đấy, bạn có tin!

Thứ ba, bạn cần xây dựng tài liệu đào tạo nhân viên sao cho thật đơn giản, thật chính xác và cố gắng chỉ trong 1 trang A4 với đầy đủ mô tả công việc, quy trình tác nghiệp, văn hóa phục vụ. Chỉ có sự đơn giản mới giúp bạn trong vòng 30 phút đã hướng dẫn rành mạch một nhân viên mới bắt tay được ngay vào công việc. Tôi đã viết nhiều bài chia sẻ về chủ đề thiết lập quy trình làm việc, bản mô tả công việc, văn hóa… bạn hãy tìm đọc thêm nhé.

Còn vài tuyệt chiêu nữa để quản lý nhân viên quán cafe sao cho thật hiệu quả tôi sẽ chia sẻ trong bài tiếp theo. Còn giờ đây, bạn hãy áp dụng ngay 3 chiêu thức phổ dụng ở trên vào ngay vào quán cafe nhé.

Hãy chia sẻ và bình luận bài viết về cảm nhận của bạn, đó là động lực lớn để tôi có thêm sức sáng tạo mới đấy.

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Link bài viết: Kinh nghiệm quản lý nhân viên ở quán cafe hiệu quả

Trích: " Kinh doanh cà phê không phải trò chơi may rủi, đừng lặp lại những sai lầm của hàng ngàn người nhảy vào kinh doanh và phá sản vì thiếu hiểu biết.

Có nhận định “kinh doanh dịch vụ café, giải khát, ăn uống như chăm con mọn”, nhiều người sẽ nghĩ rằng đây chỉ là câu nói đùa hoặc nói quá mà thôi, bởi lẽ nhìn qua cách kinh doanh mảng này thì có gì mà phức tạp, có khi là quá đơn giản.

Bằng sự trải nghiệm từ khi xây dựng quán, đến setup và vận hành quán cafe của gia đình (tôi không nêu tên ở đây) theo mô hình cafe sân vườn kết hợp với các tiện ích dành cho người kinh doanh (như phòng họp, máy in, hệ thống internet chuẩn cáp quang, máy phát điện …) trên diện tích gần 1.000m2 thì bản thân tôi thừa nhận câu nói trên không phải là nói quá mà đó là sự thật.

Kinh doanh mảng này điều gì là vất vả nhất? Và tại café gia đình tôi giải quyết nó như thế nào?

Mảng nào cũng vậy, nhân sự là yếu tố sống còn, con người có thể là tài sản mà cũng có thể là tiêu sản cho người chủ, nó phụ thuộc nhiều vào khả năng quản lý.

Nhân sự ở mảng này có đặc điểm chung là thường chỉ xem đây là công việc tạm thời, đó là tâm lý chung dù rằng quán cafe có bài bản, chính sách nhân sự quy củ thế nào đi nữa. (Bạn hãy thử tìm hiểu lý do có tâm lý này và chia sẻ với mọi người ở mục bình luận nhé).

Chính vì người làm có ý thức tạm thời nên mức độ thay đổi nhân sự ở đây cực lớn, chi phí tuyển dụng & đào tạo vì thế cũng tăng theo và nhất là dễ bị tình trạng bị động về nguồn lực như thiếu nhân sự. Bạn hãy để ý xem nhân sự quán cafe có thay đổi xoành xoạch không.

Biết rõ điều này, tôi đưa ra giải pháp như sau:

1. Có chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự rõ ràng, bài bản chia làm 2 dạng nhân sự chính thức (ký hợp đồng lao động) và nhân sự bán thời gian (không ký hợp đồng) với chế độ lương thưởng, thời gian làm việc khác nhau theo hướng rất tốt cho nhân sự chính thức.

2. Phát triển nhân sự theo kim chỉ nan: lương tốt nhất – người tốt nhất. Cafe gia đình tôi cam kết với toàn thể nhân sự là lương thưởng theo năng lực và luôn tốt nhất thị trường, thực tế, café gia đình tôi có chính sách lương dành cho nhân viên chính thức cao hơn từ 20 - 50% với mức chung của thị trường tỉnh BRVT.

3. Luôn luôn có nguồn ứng viên kịp thời khi xảy ra biến động: bằng việc tạo dựng dữ liệu người xin việc.

4. Tạo liên minh – liên kết với các quán cafe khác, hỗ trợ lẫn nhau trong vấn đề nhân sự. Tôi đã chủ động đặt mối quan hệ với nhiều quán café và rất thân thiết với 2 quán café lớn tại Bà Rịa này là café Táo Khuyết & café Ken. Có liên minh này có 2 điểm lợi, một là, khi cần nhân lực cả 3 quán cùng tuyển dụng hoặc các quán hỗ trợ nhân lực với nhau, hai là, có thông tin rõ ràng về nhân lực của thị trường hơn, nếu một quán trong liên minh xa thải nhân sự nào thì tất cả sẽ không tiếp nhận nhân sự đó.

Mảng này điều gì là khó khăn nhất? Café gia đình tôi giải quyết nó như thế nào?

Thu hút và giữ chân khách hàng là nhiệm vụ khó khăn nhất.

Một ngành nghề vừa sản xuất (chế biến ra sản phẩm) vừa làm dịch vụ (phục vụ khách hàng) thì công tác trên khó khăn hơn bội phần.

Theo nghiên cứu thì công thức để một quán café kinh doanh thành công là:

+ Vị trí địa lý thuận lợi với mức chi phí & thời gian thuê mướn hợp lý với dự án kinh doanh.

+ Dịch vụ khách hàng.

+ Chất lượng sản phẩm: thức uống/thức ăn.

+ Kiến trúc, không gian.

Thương hiệu, mối quan hệ của người chủ, người quản lý.

Để kinh doanh thành công mảng này phải là sự kết hợp hoàn hảo các nhân tố trên, đặc biệt là 3 yếu tố đầu tiên chiếm đến hơn 90% sự thành công.

Thu hút khách hàng đã là việc khó, còn giữ được còn là cả nghệ thuật phức tạp hơn nhiều. Khi bước vào kinh doanh nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mình bỏ ra tiền trăm triệu đến tiền tỷ mà bị một người dùng ly café 15.000 “càm ràm”, nếu bạn không có khả năng chịu đựng cảm giác đó thì hoặc là không đầu tư mảng này, hoặc phó mặc cho quản lý xử lý các tình huống trên.

Tại café gia đình tôi, chúng tôi luôn tìm cách sáng tạo để xây dựng cho mình hình ảnh “chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt” với sự chu đáo, ý thức của từng cá nhân, từ người bảo vệ, phục vụ, thu ngân, pha chế đến người tạp vụ. Người tại quán cafe gia đình tôi ghi nhớ rõ 4 điều cơ bản của sự nghiệp phục vụ và vận dụng nó hàng ngày vào công việc của mình. Điều đó chính là việc thu hút và giữ khách hàng bền vững nhất.

Ngoài ra có nhiều phương pháp khác nhau để thu hút khách hàng như:

+ Tặng phiếu coupon.
+ Liên kết với đối tác có sản phẩm liên quan.
+ Tặng thẻ VIP tích điểm cho khách hàng hiện hữu.
+ Tăng tiện ích cho khách hàng khi đến với quán.
+ ...

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.

Link bài viết: Chia sẻ kinh nghiệm quản lý tại quán cafe của gia đình tôi

Lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam vẫn là mảnh đất màu mỡ cho dân khởi nghiệp. Song vì đặc thù ngành và đặc thù nền kinh tế, khởi nghiệp giáo dục vẫn chưa đóng góp vào những thay đổi lớn trong cộng đồng, và sự thật là có những trung tâm mọc lên rồi dần biến mất. Bài viết này không bàn về những công ty giáo dục lớn, đủ kinh phí và các điều kiện khác đã đem các chương trình quốc tế về Việt Nam dưới cái tên gọi chung là "trường quốc tế", mà chỉ bàn về những phân khúc dành cho những bạn khởi nghiệp. Và phạm vi cũng dừng lại ở việc start-up một trung tâm ngoại ngữ.

Đặc thù thị trường mở ra nhiều cơ hội.

Thị trường cho các giải pháp giáo dục rất tiềm năng ở Việt Nam, vì phụ huynh tầng lớp trung lưu (có thu nhập tốt ở thành phố và khu vực cận đô thị) vẫn đang tìm kiếm các giải pháp giáo dục cho con từ khi trẻ lên 3. Và tất nhiên lựa chọn của họ hiện tại là các trường dán mác quốc tế- và có một khao khát cho con vào học hệ quốc tế, khao khát cho con nói giỏi Tiếng Anh và biến "trường quốc tế" và các trung tâm Anh Ngữ trở thành một ý tưởng khởi nghiệp dễ dàng. Việc mở một trung tâm dạy Tiếng Anh cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là các trường "quốc tế" mọc lên nhưng chưa chắc đã đưa ra bài toán của thị trường: đưa ra giải pháp phát triển con người (từ góc độ một nhà giáo dục, tôi luôn đặt sự phát triển của trẻ lên làm tiêu chí). Vì bên cạnh các chương trình quốc tế thực sư, đa số dân khởi nghiệp bên mảng giáo dục hoặc là vẫn giữ tư duy làm giáo dục kiểu Việt Nam (những mô hình và giáo trình cũ, phương pháp dạy học cũ), hoặc là tay ngang thấy một mô hình giáo dục hay hay thì đem về. Hậu quả có thể là sự "gãy cánh" của một số dự án khởi nghiệp.

Đó là chưa kể những bất lợi cho dân khởi nghiệp khi việc kinh doanh giáo dục theo kiểu nhóm lợi ích theo chiều dọc (tức là theo kiểu người nhà anh Sở đem một chương trình giáo dục vào bán ở các trường công lập), nên giải pháp giáo dục nếu chỉ là copy sẽ dễ tiếp thị nhưng không mang tính cạnh tranh.

Khi khởi nghiệp, các bạn cũng cần hiểu thị trường. Thị trường Việt Nam, suy cho cùng là một thị trường nhỏ, thiếu tính công bằng nên hoàn toàn có thể bị lũng đoạn (nói nôm na là có thể trả được cho truyền thông với chi phí không cao (so với vốn khủng nằm trong tay những nhà đầu tư) để nổi “ầm ầm” - có mấy nhánh truyền thông như truyền hình, báo giấy, báo online, webtretho, và bây giờ là Facebook). Tuy nhiên, như trên đã nói, giải pháp giáo dục hiện tại vẫn chưa hoàn toàn là câu trả lời cho thị trường. Nói cách khác, dân khởi nghiệp vẫn còn nhiều đất lắm. Tuy nhiên, cơ hội đi đôi với thử thách.

Đặc thù ngành là một thử thách. Tôi đã làm việc cho vài trường quốc tế lớn tại TP. HCM. Cách vận hành của họ là ông chủ thuê một bộ phận chuyên môn để đảm bảo chất lượng. Tất nhiên những thiết kế của bộ phận chuyên môn này được được thực hiện tối ưu. Ví dụ, chủ trường (hoặc hội đồng quản trị) phải tuyển giáo viên đạt chất lượng của Mỹ, Úc, Canada, Anh để dạy chuyên môn (không có chuyện thuê Tây ba lô 18 đô-la/ giờ), thư viện phải đạt chuẩn như một trường tại Mỹ). Những người khởi nghiệp hẳn không thể có đủ tài chính để chi trả cho chất lượng chuyên môn như vậy.

Vậy đâu là chìa khóa cho các bạn khởi nghiệp mảng giáo dục (mức độ mở một TT Anh ngữ) thành công?

Từ kinh nghiệm cá nhân, bạn phải hiểu thị trường, những vấn đề của thị trường, phác họa chân dung khách hàng và vấn đề của họ để nhắm tới việc kiếm tìm giải pháp cho các vấn đề đó. Ví dụ: chân dung khách hàng cho các giải pháp bạn cung cấp là các học viên tương lai, còn chân dung phụ huynh là chân dung đối tượng bán hàng bạn cần phác họa đúng để làm marketing dễ dàng.
Theo quan sát cá nhân, các bạn mở trung tâm ngoại ngữ thường chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và sự học lỏm ở những trung tâm khác. Ví dụ: tôi có tư vấn một bạn trẻ tuần trước đang hào hứng với ý tưởng khởi nghiệp của mình và tất cả chỉ dựa trên những ý tưởng cũ, chưa hề có đột phá gì trogn giải pháp và đi theo đường mòn. Nếu chỉ định mở một trung tâm nhỏ, định hướng chiến lược là kiếm sống trong 1-2 năm, bạn hoàn toàn đem kinh nghiệm thành công để thương mại hóa.

Song giải pháp giáo dục, đủ trở thành một unique selling point và một tầm nhìn lâu dài cần nhiều sự đầu tư, tìm tòi học hỏi hơn như thế. Ví dụ hiện thị trường Tiếng Anh cho trẻ chỉ dựa vào mấy chương trình PET, KET, đỉnh hơn thì Toefl Junior hay IELTS theo kiểu luyện lấy điểm. Một số bạn khởi nghiệp cũng chỉ nhắm vào việc copy những chương trình này (tôi chưa bàn tới việc gọi một bộ sách ôn luyện một chứng chỉ Tiếng Anh có nên gọi là một chương trình học hay không) và nghĩ là với những phương pháp dạy học của mình, học sinh các bạn sẽ vượt qua học sinh của đối thủ. Có thể hơi lạc đề nhưng các bạn start-up hãy tìm giải pháp, đừng copy giải pháp (nếu copy giải pháp thì nên mua bản quyền của một chương trình từ nước ngoài). Tất nhiên với tư duy chi xài của người Việt Nam (tôi sẽ nói ở một bài khác), các bạn nên dựa trên những giải pháp quen thuộc, và có những cải tiến hơn, thì mới mong thành công. Ví dụ, cách marketing ban đầu sẽ dựa vào những ý tưởng đang nổi (mốt giáo dục), các bạn chỉ cần đầu tư thêm một thư viện, phòng máy tính, phòng chơi và đưa các ý tưởng khác biệt mang tính giải pháp vào, chỉ cần 3 tháng, các bạn có thể khẳng định giải pháp của các bạn rồi.

Tôi bắt đầu trường dạy ngoại ngữ của mình hơn 3 năm trước, và đối thủ tôi xác định ra hồi đó là BC và ACet, bởi tôi biết cách để rút ngắn thời gian và chi phí cho học viên. Với một unique selling point (thể hiện trong các khác biệt về phương pháp giảng dạy, thiết kế chương trình, cách tổ chức lớp học), tôi tự gọi mình là thành công (chưa tuyên bố phá sản và dẹp công ty và có tiền để đem thử nghiệm những ý tưởng về những giải pháp giáo dục mới cho thị trường ngách trong mảng dạy Tiếng Anh, và có khả năng phát triển nếu tôi không chuyển hướng đi định cư. Và hiện tại dù tôi không tiếp tục kinh doanh, tôi vẫn nhận được email cám ơn về những nguồn học liệu tôi xây dựng cho việc tự học Tiếng Anh của họ).

Vậy làm thế nào để có giải pháp cho việc tìm giải pháp? 

Công thức đơn giản: kiến thức/ tri thức/ thông tin, và thử nghiệm. Tức là nghiên cứu (hoặc tìm hiểu) và thử nghiệm.

Tôi cảm thấy tiếc cho các bạn học ngoại ngữ ra trường đi dạy lại không biết tận dụng hoặc phát triển bản thân để đem lại giải pháp thực sự. Với Internet, các bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm nhưunxg giải pháp giáo dục đang thịnh hành ở một số nước phát triển (ví dụ các bạn có thể search những từ khóa như Design by understanding, Inquiring-based method, investigation method, hoặc đơn giản nhất là how to guide children to read, new teaching methods). Việc này dễ hơn nhiều so với việc sáng tạo ra các sản phẩm mới cho thị trường. Sau khi tìm hiểu và lựa chọn được giải pháp cho một vấn đề, các bạn cần đem ra thử nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn có tư liệu cho việc quảng bá về sau, nhưng quan trọng là các bạn có những điều chỉnh cho giải pháp của mình cho phù hợp hơn với học viên Việt Nam. Nếu mạnh hơn về vốn, hãy tận mắt chứng kiến giải pháp (tham quan), và tìm chuyên gia tư vấn và đánh giá giải pháp.

Cám ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của tôi. Chúc các bạn thành công.

Tác giả: Nga Thi Thanh Nguyen
Link bài viết: KHỞI NGHIỆP LĨNH VỰC GIÁO DỤC THẾ NÀO ĐỂ THÀNH CÔNG?

↑このページのトップヘ